BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

Ngày đăng: 07 tháng 9 2020
Lượt xem: 2779
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

bấm vào đây xem Tuyên truyền về Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân.

Bảo hiểm y tế là một chính sách quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội, tham gia vào chống đói nghèo do bệnh tật gây ra. Bảo hiểm y tế cũng là một nguồn tài chính rất quan trọng dành cho Chăm sóc sức khỏe nhất là trong tình hình ngân sách của Nhà nước không đủ để bao cấp hoàn toàn cho chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm y tế là sự chia sẻ, cưu mang hữu hiệu nhất giữa người giàu với người nghèo, giữa vùng giàu với vùng nghèo. Bảo hiểm y tế là phương pháp dành dụm từ lúc trẻ khỏe, đang sung sức lao động, kiếm ra của cải để đến lúc về già, lúc ốm yếu có tiền mà vượt qua khó khăn….. Bảo hiểm y tế là một giải pháp ưu việt trong một hệ thống chăm sóc sức khỏe công bằng.

  1. BHYT là gì và có những hình thức BHYT nào?
  2. Vì sao lại phải có chính sách BHYT?
  3. Mức tham gia BHYT theo hộ gia đình như thế nào?


Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì mức hưởng BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) từ ngày 01/01/2021 cụ thể như sau:

1. Trường hợp đi KCB đúng tuyến

Người tham gia BHYT khi đi KCB theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

- 100% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014).

Chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT của đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho KCB của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

- 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn mức do Chính phủ quy định và KCB tại tuyến xã;

- 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến;

- 95% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT 2008;

- 80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác.

Lưu ý:

- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

- Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và có mức hưởng như trên.

- Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng như trên.

 

2. Trường hợp đi KCB trái tuyến

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng trên đây theo tỷ lệ như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

Lưu ý, quy định trên không áp dụng đối với các người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến.