Tuyên truyền về Luật Trẻ em

Ngày đăng: 11 tháng 6 2022
Lượt xem: 581
Tuyên truyền về Luật Trẻ em

Luật trẻ em 2016 quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

 

        I. Quyền và bổn phận của trẻ em

- Luật trẻ em quy định: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em;

- Được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em;

- Được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

II. Chăm sóc và giáo dục trẻ em

Về bảo đảm chăm sóc sức khỏe trẻ em, Luật trẻ em 2016 có quy định Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp:

- Theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi;

- Chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em;

- Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;

- Tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định pháp luật.

III. Bảo vệ trẻ em

Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em quy định: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được thành lập, đăng ký hoạt động khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

- Có nội dung hoạt động nhằm thực hiện một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ trẻ em tại các điều 48, 49 và 50 Luật về trẻ em năm 2016;

- Có người đại diện là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, am hiểu về trẻ em và bảo vệ trẻ em, không bị truy cứu TNHS, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, phạm vi hoạt động theo quy định.

IV. Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em

Theo Luật số 102/2016/QH13, các vấn đề sau đây về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tùy theo độ tuổi của trẻ em:

- Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, VBQPPL, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH;

- Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

- Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình.

 

Luật trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 01/06/2017. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.


Tin mới

LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 22/4 – 26/4/2024)
Lượt xem: 20 Ngày đăng: 17/04/2024
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 15/4 – 19/4/2024)
Lượt xem: 19 Ngày đăng: 17/04/2024
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 08/4 – 12/4/2024)
Lượt xem: 20 Ngày đăng: 17/04/2024
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 01/4 – 05/4/2024)
Lượt xem: 25 Ngày đăng: 17/04/2024

Tin cùng loại

LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 22/4 – 26/4/2024)
Lượt xem: 20 Ngày đăng: 17/04/2024
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 15/4 – 19/4/2024)
Lượt xem: 19 Ngày đăng: 17/04/2024
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 08/4 – 12/4/2024)
Lượt xem: 20 Ngày đăng: 17/04/2024
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 01/4 – 05/4/2024)
Lượt xem: 25 Ngày đăng: 17/04/2024
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN (TỪ NGÀY 25/3 – 29/3/2024)
Lượt xem: 86 Ngày đăng: 15/03/2024